Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ nhưng hiệu quả và an toàn nhất không thể kể đến chữa bệnh trĩ bằng các loại thảo dược từ các bài thuốc nam đã được dân gian lưu truyền. Củ ấu thường được biết đến là một loại thực phẩm, một loại thức ăn vặt mà nhiểu người ưa thích bởi vị bùi, ngọt. Không những thế đây còn là một vị thuốc được dùng nhiều trong dân gian và đông y để chữa nhiều căn bệnh. Một trong số đó phải kể đến tác dụng chữa bệnh trĩ từ củ ấu.
>>>cách chữa bệnh trĩ đơn giản
Tìm hiểu về củ ấu
Củ ấu còn tên gọi khác là ấu trụi, kỵ thực, năng thực, ấu nước. Tên khoa học là Trapa bicornis Osbeck var.cochinchinensis (Lour). Gluck. Ex steenis (t.cochinchinensis Lour), thuộc họ ấu Trapaceae.
Củ ấu sống ở dưới nước, thân ngắn, có lông tơ. Cây có hai loại lá: lá lớn có phao ở cuống giúp cây nổi trên mặt nước, có hình quả trám, mép trên của lá có hình răng cưa. Cuống lá dài 5-20 cm hơi phù ở trên 1/3 trên, màu đỏ. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa nhăn, dài 1,5cm. Củ có lông, gần như tim ngược, cao 2-3cm, rộng 5cm, có hai sừng cong hướng lên, dài 2cm, có gai ở đỉnh. Hạt có một lá mầm to, một lá mầm nhỏ, chứa đầy bột.
Cây có hoa màu trắng mọc đơn độc hoặc ở kẽ lá: 4 lá đài, 4 cánh hoa, 4 nhị, bầu trung 2 ô, mỗi ô sẽ chứa một noãn. Quả do mọc dưới nước nên thường được gọi là củ có hai sừng, quả cao khoảng 35mm.
Đây là loại cây của vùng cổ nhiệt đới, mọc tự nhiên và được trồng nhiều trong các ao, hồ, đầm, song cụt, mặt nước, ra hoa vào tháng 5-6, đến tháng 7-9 có quả. Ở Việt Nam, cây mọc hoang và xuất hiện nhiều nơi như Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp. Một số quốc gia cũng có cây này như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước nhiệt đới khác.
Người ta thu hái ấu vào mùa thu. Cả củ, thân, lá, vỏ đều dùng được. Trong đó, củ tươi dùng ngoài, thân, lá và vỏ củ phơi âm can. Loài thực vật này có vị ngọt, chát, tính bình, tác dụng giải độc kháng nham, kiện vị, tiêu thũng.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ củ ấu
Một trong những công dụng chữa bệnh chính, hiệu quả hơn cả là chữa bệnh trĩ từ củ ấu, nhất lá trường hợp bệnh trĩ với biểu hiện thường xuyên bị ra máu.
Người bệnh dùng vỏ củ ấu đem phơi (sấy) khô rồi tán thành bột mịn để dùng dần. Khi sử dụng, bạn lấy một lượng nhỏ (vừa đủ để bôi lên búi trí), trộn đều với dầu mè rồi bôi hoặc đắp lên búi trĩ. Bạn nên đắp thuốc 3 – 4 lần/ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng vo củ ấu kết hợp với các vị thuốc gồ địa du, tiêu sơn căn, ô mai, cam thảo chế dùng để sắc uống để trị đại tiện ra máu.
Cách làm thuốc: Vỏ củ ấu rửa sạch cho hết cát rồi sấy khô, đem đi đốt tồn tính, sau đó tán thành bột mịn, trộn hỗn hợp đều với dầu mè hoặc dầu dừa theo tỉ lệ 2:1 (2 thìa café vỏ củ ấu và 1 thìa café dầu mè). Dùng thuốc để bôi hoặc đắp lên búi trĩ, ngày 3-4 lần. Trước khi đắp nên rửa hậu môn sạch bằng nước muối, ấm để đảm bảo vệ sinh.
Một số bài thuốc từ củ ấu
- Rôm sẩy hay da mặt khô sạm: Giã củ ấu tươi xoa lên.
- Thiên bào sang (bệnh mụn): Dùng củ vừa già rang thành than, nghiền nát thành bột, thêm dầu vừng trộn vào trộn đều để bó ngoài da.
- Chứng ghẻ lở chảy nước vàng ở vùng đầu mặt: Dùng vỏ quả già để cách năm rang thành than, nghiền bột rồi trộn thêm dầu vừng để bôi ngoài.
- Kinh nguyệt quá nhiều: Củ ấu tươi 500 g, đường đỏ 20 g, củ ấu tươi đập nát, sắc nước bỏ bã, cho thêm đường đỏ vào để uống.
- Ung thư thực quản, tuyến vú, tử cung: Dùng thân lá ấu, cuống lá, vỏ củ 50 g, ý dĩ nhân 30 g sắc nước uống thay trà trong nhiều ngày. Lưu ý, củ ấu chứa 6 chất galoyl glucose và bicornin, dùng cao chiết bằng methanol từ thịt củ ấu có tác dụng bảo vệ da khi bị tổn thương do tia X gây nên.
- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 – 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 tháng.
- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.
- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.
- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.
- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.
- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.